Diễn Đàn Trường THPT Nguyễn Lương Bằng
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Diễn Đàn Trường THPT Nguyễn Lương Bằng

An Thịnh-Văn Yên-Yên Bái
 
Trang ChínhPortalLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập
Top posters
dotrangk7a4
Cuộc chơi không công bằng giữa truyền thông và giáo dục? I_vote_lcapCuộc chơi không công bằng giữa truyền thông và giáo dục? Voting_bar2Cuộc chơi không công bằng giữa truyền thông và giáo dục? I_vote_rcap 
BăngTâm
Cuộc chơi không công bằng giữa truyền thông và giáo dục? I_vote_lcapCuộc chơi không công bằng giữa truyền thông và giáo dục? Voting_bar2Cuộc chơi không công bằng giữa truyền thông và giáo dục? I_vote_rcap 
otbot
Cuộc chơi không công bằng giữa truyền thông và giáo dục? I_vote_lcapCuộc chơi không công bằng giữa truyền thông và giáo dục? Voting_bar2Cuộc chơi không công bằng giữa truyền thông và giáo dục? I_vote_rcap 
WilliamBi
Cuộc chơi không công bằng giữa truyền thông và giáo dục? I_vote_lcapCuộc chơi không công bằng giữa truyền thông và giáo dục? Voting_bar2Cuộc chơi không công bằng giữa truyền thông và giáo dục? I_vote_rcap 
NgocVinh
Cuộc chơi không công bằng giữa truyền thông và giáo dục? I_vote_lcapCuộc chơi không công bằng giữa truyền thông và giáo dục? Voting_bar2Cuộc chơi không công bằng giữa truyền thông và giáo dục? I_vote_rcap 
NLB
Cuộc chơi không công bằng giữa truyền thông và giáo dục? I_vote_lcapCuộc chơi không công bằng giữa truyền thông và giáo dục? Voting_bar2Cuộc chơi không công bằng giữa truyền thông và giáo dục? I_vote_rcap 
a_loptruong_ngoanco_
Cuộc chơi không công bằng giữa truyền thông và giáo dục? I_vote_lcapCuộc chơi không công bằng giữa truyền thông và giáo dục? Voting_bar2Cuộc chơi không công bằng giữa truyền thông và giáo dục? I_vote_rcap 
tuanbt88
Cuộc chơi không công bằng giữa truyền thông và giáo dục? I_vote_lcapCuộc chơi không công bằng giữa truyền thông và giáo dục? Voting_bar2Cuộc chơi không công bằng giữa truyền thông và giáo dục? I_vote_rcap 
loptruongK10A1
Cuộc chơi không công bằng giữa truyền thông và giáo dục? I_vote_lcapCuộc chơi không công bằng giữa truyền thông và giáo dục? Voting_bar2Cuộc chơi không công bằng giữa truyền thông và giáo dục? I_vote_rcap 
Ăn mày VIP
Cuộc chơi không công bằng giữa truyền thông và giáo dục? I_vote_lcapCuộc chơi không công bằng giữa truyền thông và giáo dục? Voting_bar2Cuộc chơi không công bằng giữa truyền thông và giáo dục? I_vote_rcap 
Latest topics
» Nếu một ngày nào đó,bạn rơi vào hòan cảnh giống như tôi bạn sẽ làm gì??
Cuộc chơi không công bằng giữa truyền thông và giáo dục? I_icon_minitimeby KillerPro Fri Oct 19, 2012 11:56 pm

» hinh ve k8a6
Cuộc chơi không công bằng giữa truyền thông và giáo dục? I_icon_minitimeby binhyb1992 Sun Aug 05, 2012 8:45 am

» :lu: :lu: :lu: :lu:
Cuộc chơi không công bằng giữa truyền thông và giáo dục? I_icon_minitimeby dotrangk7a4 Mon May 21, 2012 2:54 pm

» K7A1 nè nhểy zô nhểy zô.kaka
Cuộc chơi không công bằng giữa truyền thông và giáo dục? I_icon_minitimeby dotrangk7a4 Wed Apr 11, 2012 10:20 pm

» hỏi tí
Cuộc chơi không công bằng giữa truyền thông và giáo dục? I_icon_minitimeby BimBim Fri Mar 09, 2012 9:38 pm

» vjek lam day ae
Cuộc chơi không công bằng giữa truyền thông và giáo dục? I_icon_minitimeby BimBim Fri Mar 09, 2012 9:38 pm

» oi joi lau khong vao lai lam kaj ak moi vay
Cuộc chơi không công bằng giữa truyền thông và giáo dục? I_icon_minitimeby BimBim Fri Mar 09, 2012 9:37 pm

» chao tat ca moi nguoi dac biet k5a diem danh
Cuộc chơi không công bằng giữa truyền thông và giáo dục? I_icon_minitimeby BimBim Fri Mar 09, 2012 9:35 pm

» Bí quyết mua laptop
Cuộc chơi không công bằng giữa truyền thông và giáo dục? I_icon_minitimeby BimBim Tue Mar 06, 2012 11:29 am

» SỬA MÁY TÍNH , MÁY IN, ĐỔ MỰC MÁY IN TẠI NHÀ HỒ CHÍ MINH
Cuộc chơi không công bằng giữa truyền thông và giáo dục? I_icon_minitimeby tuquynh Wed Feb 29, 2012 2:44 pm

» 22222222222222
Cuộc chơi không công bằng giữa truyền thông và giáo dục? I_icon_minitimeby dotrangk7a4 Mon Feb 20, 2012 1:26 am

» giup do anh em
Cuộc chơi không công bằng giữa truyền thông và giáo dục? I_icon_minitimeby binhyb1992 Tue Feb 07, 2012 10:30 pm

» ảnh k6 a1
Cuộc chơi không công bằng giữa truyền thông và giáo dục? I_icon_minitimeby KillerPro Mon Jan 30, 2012 1:51 am

» Chém gió hội[ dành cho tất cả các ace thíck chém ]
Cuộc chơi không công bằng giữa truyền thông và giáo dục? I_icon_minitimeby KillerPro Sun Jan 29, 2012 7:05 pm

» K9A2 ơi, giữ liên lạc nha !!? ^^
Cuộc chơi không công bằng giữa truyền thông và giáo dục? I_icon_minitimeby KillerPro Sun Jan 29, 2012 7:02 pm


 

 Cuộc chơi không công bằng giữa truyền thông và giáo dục?

Go down 
Tác giảThông điệp
WilliamBi
Lớp 12
Lớp 12
WilliamBi


Tổng số bài gửi : 65
Points : 202
Join date : 15/06/2010
Đến từ : Ho Chi Minh City

Cuộc chơi không công bằng giữa truyền thông và giáo dục? Empty
Bài gửiTiêu đề: Cuộc chơi không công bằng giữa truyền thông và giáo dục?   Cuộc chơi không công bằng giữa truyền thông và giáo dục? I_icon_minitimeTue Jun 22, 2010 6:34 pm

Ngày 18/6, sau khi đăng tải bài viết của Thứ trưởng Bộ GD-ĐT về [You must be registered and logged in to see this link.], VietNamNet nhận được nhiều ý kiến tranh luận đa chiều. Trong đó, nhà báo Vĩnh Thắng, hiện là Phó Tổng biên tập tạp chí Thế giới mới nêu vấn đề “có một cuộc chơi không công bằng giữa truyền thông và giáo dục”. 21/6 năm nay cũng là dịp VietNamNet xem là thời điểm thích hợp để những người làm báo VietnamNet nhìn lại những việc đã làm, những gì còn khiếm khuyết, từ đó tìm ra hướng làm thế nào để tới đây góp phần tốt hơn vào sự phát triển chung của đất nước. Trong mạch thời sự này, chúng tôi đã mời các nhà báo làm giáo dục và những người làm giáo dục “mổ xẻ” chính mình và nghe những ý kiến đóng góp của xã hội đối với nghề nghiệp.


Cuộc chơi không công bằng giữa truyền thông và giáo dục? Images1986102_thaylam
Thầy Nguyễn Tùng Lâm
TS. Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục Hà Nội, Hiệu trưởng Trường THPT dân lập Đinh Tiên Hoàng: Không thể viết những biểu hiện bề ngoài
Các nhà báo cổ vũ chúng tôi yêu nghề hơn, nêu cao tinh thần trách nhiệm của mỗi nhà giáo trên bục giảng, mang đến cho chúng tôi nhiều thông tin mới, giáo viên được học hỏi thông qua báo chí. Báo chí giúp chúng tôi nhận ra mình một cách sâu sắc hơn để chúng tôi làm tốt sự nghiệp của mình.
Trường Đinh Tiên Hoàng có lẽ xuất hiện nhiều trên báo. Đó là dịp báo chí giúp chúng tôi khẳng định thương hiệu của mình, tổ chức tốt quá trình giáo dục. Chúng tôi luôn nhắc nhau là Trường Đinh Tiên Hoàng không chọn lọc HS đầu vào nhưng phải đảm bảo chất lượng đầu ra.
Tuy vậy, báo chí cũng có những nhược điểm. Ví dụ, có báo khai thác những mặt nghịch ngợm, phóng túng của HS chúng tôi, và do đó, chúng tôi được thêm cái “thương hiệu” là “đinh kinh hoàng”. Tuy nhiên, tôi cũng phải thẳng thắn nói rằng, khi khai thác điều đó, nghiệp vụ của các bạn không vững ở chỗ này: chúng ta giúp đỡ HS để tôn vinh HS chứ không phải để chì trích HS. Có bạn nói rằng đây là “thùng rác”, chứa đựng những HS nơi khác.
Như vậy là các bạn đã biến một chủ trương hết sức nhân văn của ngành giáo dục Hà Nội, biến một ý tưởng hết sức tốt đẹp của các nhà giáo Hà Nội trong cuộc vận động kỷ cương, tình thương, trách nhiệm là giúp đỡ, tạo điều kiện cho các em HS chưa ngoan thành vô nghĩa. Đây cũng là một cách làm giáo dục hết sức nhân văn chứ. Lẽ ra, phải tìm hiểu sự cố gắng của HS và giải pháp giáo dục của nhà trường chứ không thể viết những biểu hiện bề ngoài. Do vậy, tôi cho rằng các nhà báo cần phải có nghề báo nhưng đồng thời cũng phải hiểu biết về nghề giáo dục của chúng tôi.
Khi nói về giáo dục, chúng ta phải hết sức thận trọng, vì hậu quả của chúng rất là lớn. Nếu nóng vội, chúng ta hiểu sai về những chủ trương, cách làm, những con người thì sẽ tác động đến hàng vạn, hàng triệu gia đình.
Trong thời gian qua, tôi nhận thấy tiếng nói đích thực của nhiều giáo viên báo chí chưa khai thác được. Có lý do: người ta rất e ngại báo chí. Nhà báo phải có nghiệp vụ để khai thác những suy nghĩ thật, cách làm thật. Không phải ai làm được cũng nói được.



Cuộc chơi không công bằng giữa truyền thông và giáo dục? Images1986104_anhThang
Nhà báo Vĩnh Thắng.
Nhà báo Nguyễn Vĩnh Thắng, Phó Tổng biên tập Tạp chí Thế Giới Mới: Báo chí thiếu công tâm khi nói về giáo dục
Công tâm mà nói, nhân ngày nhà báo Việt Nam, báo chí chúng ta rất thiếu sự…công tâm khi nói về giáo dục, khi nói sai thì ít khi đính chính. Ví dụ trước đây có vài tờ báo “dập” liên tục Bộ GD-ĐT và trường ĐH Phan Thiết, lôi cả ông Nguyễn Minh Thuyết vào trận, phát biểu điều này điều nọ nhưng chính ông Nguyễn Minh Thuyết đã viết thư phản ứng lại là ông ấy không hề phát biểu như thế, đề nghị tòa soạn đó phải đăng lại. Tuy nhiên, tòa soạn đó có đăng lại đâu.
Trước đây, nhiều tờ báo viết bài phê phán Trường Đại học Công nghiệp TP.HCM mở các cơ sở đào tạo ở nhiều tỉnh thành, “loạn thu học phí”, không có thư viện cho sinh viên v.v…
Nhưng sau nhiều đợt các đoàn giám sát của Đảng, Nhà nước, Quốc hội mà đỉnh điểm là một đoàn do đồng chí Tô Huy Rứa, ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương dẫn đầu, có cả 5 vụ trưởng, Thứ trưởng của hai bộ GDĐT, Công thương, đã kết luận “đây là một mô hình cần nhân rộng” thì chẳng có tờ báo nào đưa tin đúng kết luận của đồng chí Tô Huy Rứa, dù các báo, đài đều tham dự hội nghị đó!
Một thanh niên đánh lộn ngoài đường phố trong ngày chủ nhật thì tại sao báo chí cứ nhất thiết phải “khoèo” vào một câu “một học sinh trường ABC…đã đánh lộn”?
Ngược lại, một phóng viên đưa gia đình đi chơi thì cứ thích móc thẻ nhà báo ra “đòi” người khác phải ưu tiên phục vụ mình chỉ vì mình là nhà báo mà không chịu mình là một công dân bình thường!.
Tôi nêu vài ví dụ như thế trong Ngày nhà báo và nhân đọc bài của Thứ trưởng Trần Quang Quý để mọi người thấy rằng giữa báo chí và sự thật vẫn còn khoảng cách.
Tất nhiên, như tôi từng góp ý, công tác truyền thông của Bộ GDĐT vẫn còn thiếu sót. Nhưng, sự thiếu bình đẳng trong truyền thông về GD lại không hẳn chỉ vì Bộ có thiếu sót mà chính là từ cách nhìn của toàn xã hội, của báo chí về ngành giáo dục vẫn còn lệch lạc, thiếu công bằng.
Nguyễn Thái Hòa, nguyên giảng viên ĐH Bách Khoa TP.HCM, hiện là nghiên cứu sinh: Cần tham khảo ý kiến chuyên gia nhiều hơn
Báo chí có rất nhiều thông tin rập khuôn, kiểu như “nhà nghèo, học giỏi, phấn đấu, được học bổng đi nước ngoài du học”.
Đây là một kiểu thông tin dễ gây hiểu nhầm, bạn đọc sẽ tưởng những nhân vật đó là siêu sao, xuất chúng. Việc này có lợi là đưa tin những tấm gương phấn đấu cho người khác học hỏi.
Nhưng cũng tạo nên tâm lý những suất học bổng đấy chỉ dành cho người xuất chúng. Sự thật thì một số nước có những học bổng tài trợ giáo dục cho Việt Nam, muốn lấy không khó lắm, miễn là thỏa mãn một số điều kiện nhất định nào đấy, và các điều kiện này cũng không phải quá khó. (tiếng Anh, điểm trung bình, kinh nghiệm làm việc…). Cần đưa tin chính xác hơn để nhiều người tự tin ứng cử học bổng.
Báo chí quá khai thác vào các tin giật gân, học sinh đánh nhau, sống thử, đua xe, chơi bời… quá ít những bài viết sâu sắc. Báo chí cần hợp tác với những chuyên gia trong các lĩnh vực về giáo dục, để tham khảo những ý kiến chuyên sâu hơn.
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Thị Nghĩa: Hài lòng, nhưng vẫn mong đưa tin đầy đủ



Cuộc chơi không công bằng giữa truyền thông và giáo dục? Images1866632_IMG_1471_sua
Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa.
Chúng tôi đánh giá cao sự đóng góp của các cơ quan thông tấn báo chí trong việc truyền tải những chủ trương, hoạt động của ngành đến đông đảo người dân, giáo viên, học sinh.
Tuy nhiên, chúng tôi cũng mong muốn thông tin cần đưa đầy đủ, kịp thời và chính xác. Về cơ bản, chúng tôi hài lòng về sự đưa tin của phóng viên.
Thời gian tới chúng tôi cũng mong nhận được sự hợp tác hơn nữa của báo chí đối với ngành giáo dục. Về phía chúng tôi sẵn sàng cung cấp thông tin đối với báo chí. Nơi này nơi khác, lúc này lúc khác có thể chưa kịp thời, nhưng chúng tôi đã rút kinh nghiệm.
Nhà báo Ngô Thiệu Phong, Ban Giáo dục, Đài Tiếng nói Việt Nam: Phản biện chứ không chỉ tuyên truyền



Cuộc chơi không công bằng giữa truyền thông và giáo dục? Images1986106_anhPhong
Nhà báo Ngô Thiệu Phong.
Nếu hỏi những người làm giáo dục thì có lẽ họ sẽ nhận xét báo chí chỉ viết về mặt tiêu cực, các vấn đề nóng bỏng của giáo dục mà không nói những cái tốt, điểm mạnh của giáo dục.
Nhưng thử hỏi các nhà giáo dục lại đứng ở vị trí người làm báo chúng ta thì ra sao. Trong hoàn cảnh hiện nay, khi giáo dục còn đang bộn bề như thế mà các báo cứ tuyên truyền gương này hay gương kia thì liệu có sức thuyết phục với xã hội? Chức năng quan trọng là phản biện, diễn đàn của xã hội chứ không chỉ tuyên truyền. Trong giai đoạn hội nhập phát triển như hiện nay, đặc biệt là khi có sự phát triển của báo mạng, càng phải nhấn mạnh đến chức năng phản biện và diễn đàn của báo chí lên thêm một bước nữa.
Do vậy, tôi không cảm thấy sự thiếu cân bằng về thông tin điểm tốt đẹp và những vấn đề bức xúc của ngành giáo dục. Công bằng mà nói, ngành giáo dục phải cảm ơn báo chí về những phát hiện như thế, chứ không nên chì trích người làm báo đưa tin thiếu cân bằng.
Bên cạnh đó, các báo hiện nay cũng phải tự hạch toán kinh tế, vì thế càng phải để ý đến nhu cầu người đọc cần cái gì. Hơn nữa, chúng ta chưa có những thông tin “tích cực” thật hay mà người đọc ham thích. Cũng có lẽ ngành giáo dục cần phải có những gương giáo dục, trường học hay mô hình giáo dục thật hay hơn nữa thì chắc chắn báo chí sẽ phản ánh và bạn đọc sẽ đón nhận.
Tuy nhiên, cũng cần phải nói rằng nơi này nơi kia, vẫn có những phóng viên thiếu những kiến thức nhất định về riêng giáo dục. Có những bài báo vừa đọc vài câu đã thấy kiến thức sai. Viết về giáo dục không đơn giản chút nào vì các văn bản, chỉ thị, quy định mới hàng ngày. Nếu không chịu khó cập nhật, đọc, tìm hiểu thì rất dễ viết sai. Tính thuyết phục bằng con số 0, không những thế ngành giáo dục còn chê trách chúng ta là thiếu hiểu biết.
Về Đầu Trang Go down
http://love.easyvn.com/tydovan_89/
 
Cuộc chơi không công bằng giữa truyền thông và giáo dục?
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Trường THPT Nguyễn Lương Bằng - Mái Trường Trên Quê Hương Giàu Truyền Thống Cách Mạng
» Nguyên Lương Bằng một năm không găp
» Trường THPT Nguyễn Lương Bằng huyện Văn Yên giao lưu TDTT-VHVN
» CĐ Phat THanh Truyền Hình 1
» cuộc thi "nét bút chi ân" ai có tài nhào vô đi

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Diễn Đàn Trường THPT Nguyễn Lương Bằng  :: Thông Tin Giải Trí :: Thông Tin -Sự Kiện-
Chuyển đến